Nên chủ động kiểm tra huyết áp thường xuyên để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp
5 bài tập tốt nhất giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp
Tăng huyết áp khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Hở van tim nhẹ, tăng huyết áp bị đau đầu nên uống thuốc gì?
Làm sao để ngăn ngừa đột quỵ khi bị tăng huyết áp?
Đó là chia sẻ của GS.TS Nguyễn Lân Việt - Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam nhân sự kiện Chương trình đi bộ "Vì sức khỏe tim mạch" vừa diễn ra tại Hà Nội, hưởng ứng Ngày thế giới Phòng chống bệnh tăng huyết áp 17/5.
Theo Tổ chức Y tế thế giới mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim mạch trên thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp và biến chứng của tăng huyết áp trên 7 triệu người. Một thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam thực hiện trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc đã ghi nhận trên 5.400 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) mắc tăng huyết áp. Còn theo nghiên cứu tại Viện tim mạch quốc gia, cứ 10 người bị đột quỵ lần đầu thì 8 người mắc tăng huyết áp.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng - Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết tăng huyết áp được coi là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mức huyết áp tâm thu từ 115mg Hg trở lên được ước tính là góp phần vào 49% của tổng số trường hợp bệnh mạch vành tim và 62% tổng số đột quỵ. Do vậy, gánh nặng bệnh tật, tử vong do tăng huyết áp và các bệnh mạn tính không lây liên quan là một trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng cấp bách nhất hiện nay.
Các triệu chứng tăng huyết áp không phải lúc nào cũng thể hiện ra bên ngoài. Có người thấy đau đầu, buồn nôn, chóng mặt nên đi khám phát hiện ra bệnh; nhưng có người phát hiện bệnh tăng huyết áp thì đã có biến chứng ở tim, não, mắt, thận, mạch não...
Hãy nhớ chỉ số huyết áp như tuổi của mình
Các chỉ số huyết áp tối ưu và nguy cơ theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, tăng huyết áp là bệnh lý âm thầm kéo dài nhiều năm. Một người được chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90mmHg. Nhiều người thậm chí huyết áp lên đến 250/100mmHg nhưng không hề có triệu chứng. Đặc biệt, với những gia đình có tiền sử tăng huyết áp, con cái cũng cần chú ý, kiểm tra huyết áp từ sớm theo định kỳ. Vì vậy, GS Việt cho rằng, mỗi người cần nhớ chỉ số huyết áp của mình như tuổi của mình vậy. Mọi người đều có thể chủ động tự kiểm tra huyết áp, không đợi đến lúc có triệu chứng mới đo huyết áp.
Theo các chuyên gia tim mạch, việc chủ động phòng ngừa bệnh tăng huyết áp là cần thiết nhất. Ngay từ lúc còn trẻ đã phải cố gắng thực hiện được một lối sống lành mạnh để hạn chế đến mức tối đa các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Cụ thể là: Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế rượu bia, ăn nhạt, hạn chế các thức ăn có nhiều chất béo bão hòa (chất béo động vật), các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường, thịt đỏ hay thức ăn chế biến sẵn. Nên tăng cường rau xanh trong các khẩu phần ăn hàng ngày, tập thể dục đều đặn và đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày (30- 60phút/mỗi ngày), tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Khi có chỉ định của thầy thuốc cần uống thuốc đều, lâu dài kể cả khi chỉ số huyết áp được hạ xuống mức bình thường. Điều trị tăng huyết áp là một quá trình lâu dài và liên tục.
Hưởng ứng Ngày Phòng chống tăng huyết áp thế giới 17/5, Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam phối hợp với Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam và Hội Tim mạch Việt Nam đã tổ chức chương trình đi bộ “Vì sức khỏe tim mạch” tại khu vực tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh - Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chương trình đã nhận được sự với sự tăng huyết áp dự của 2.000 người dân đủ mọi lứa tuổi. Chương trình nhằm mục đích khuyến khích mọi người, đặc biệt là những người trên 40 tuổi tăng cường hoạt động thể chất, sinh hoạt điều độ, ăn uống lành mạnh để tăng cường sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Bình luận của bạn